Cô gái đam mê thiện nguyện, bất chấp áp lực bị công kích
Dù bị công kích, quấy phá trong suốt 5 năm làm thiện nguyện, song Trúc Phương không giấu được niềm vui khi nhìn thấy người khác được hạnh phúc, được đối xử tử tế và bình đẳng.
Tập 10 chương trình Vali cảm xúc lên sóng tối 14.6 trên kênh HTV7 với sự tham gia của khách mời Nguyễn Đỗ Trúc Phương, hiện đang kinh doanh khách sạn ở TPHCM.
Tại đây, Trúc Phương mang theo chiếc vali, với món đồ đầu tiên là đôi giày, gắn với từ khóa “hành trình” – như đại diện cho hành trình 5 năm theo chân Trúc Phương trong các công việc thiện nguyện của bản thân.
“Tôi luôn cố gắng mang đôi giày này để đi đến khắp đất nước Việt Nam. Tôi muốn lan tỏa sự yêu thương đến mọi người. Và cứ mỗi tháng, tôi sẽ có những chuyến đi xa như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum…
Tôi cũng từng đi đến các làng phong ở miền Bắc, hay đi xuống miền Tây để giúp đỡ được nhiều người hơn”.
Món đồ thứ 2 cô mang đến là máy ảnh, gắn với từ khóa “phán xét”. Phương cho hay, máy ảnh dùng để lưu giữ những khoảnh khắc trong hành trình thiện nguyện của mình. Tuy nhiên, không ít lần cô bị “phán xét” khi chia sẻ những hình ảnh lên mạng xã hội.
Nhiều người tỏ thái độ “tiêu cực” với công việc thiện nguyện của Trúc Phương. Có người muốn cô sao kê các khoản tiền dù cô luôn minh bạch.
Hay khi không làm khó được cô trong việc sao kê thì lại chuyển sang quấy phá, công kích gia đình khiến cho Trúc Phương cảm thấy mệt mỏi, từng dừng lại đam mê thiện nguyện một thời gian.
Phương kể, cô làm thiện nguyện vì đam mê. “Vì tôi yêu thích nhìn thấy người khác được hạnh phúc, nhìn thấy mọi người được đối xử tử tế, bình đẳng với nhau. Nhưng tôi nhận lại được không phải là sự tử tế nên tạm dừng cho đến khi mẹ động viên. Và vì quá yêu thiện nguyện mình mình lại tiếp tục”.
Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng, với nhiều người khi họ ghét thì dù làm gì vẫn có thể khiến đối phương ghét. Vì vậy, việc dừng làm những điều vốn dĩ mình thích không thật sự cần thiết, nhất là khi việc mình làm không ảnh hưởng tới ai, và những người tấn công đó vốn vô cớ.
Đáng nói, dù thường xuyên bị công kích vô cớ nhưng Trúc Phương vẫn hết mình trong công tác thiện nguyện. Cách làm của cô cũng khác biệt khi thấy hoàn cảnh nào cần giúp đỡ cô đều tìm hiểu kĩ càng, sau đó kêu gọi quyên góp ở một hạn mức nhất định.
Ngay khi nhận đủ tiền quyên góp, Phương sẽ lập tức đến tận nơi, hỏi xem họ đang cần những gì, điều kiện sống ra sao, đưa họ đi mua đồ dùng mà họ cần… rồi mới trao tiền để họ trang trải.
“Từ những ngày đầu tiên, tôi đã đặt tiêu chí “đủ”, nghĩa là chỉ giúp đủ, cho đủ và quyên góp vừa đủ. Tôi không bao giờ để số tài khoản trên cá nhân và chỉ đến khi cần quyên góp mới kêu gọi. Tôi muốn giúp cho “cần câu” chứ không cho con cá…
Ví dụ, người ta muốn chạy xe ôm thì mua xe cho và một sổ tiết kiệm để có một khoản dư cố định, có xe để làm việc kiếm tiền chứ không bao giờ cho một khoản tiền lớn để họ tiêu xài” – Trúc Phương nêu.
Dù bị công kích, quấy phá trong suốt 5 năm làm thiện nguyện, song Trúc Phương không giấu được niềm vui khi nhìn thấy người khác được hạnh phúc, được đối xử tử tế và bình đẳng.
Tập 10 chương trình Vali cảm xúc lên sóng tối 14.6 trên kênh HTV7 với sự tham gia của khách mời Nguyễn Đỗ Trúc Phương, hiện đang kinh doanh khách sạn ở TPHCM.
Tại đây, Trúc Phương mang theo chiếc vali, với món đồ đầu tiên là đôi giày, gắn với từ khóa “hành trình” – như đại diện cho hành trình 5 năm theo chân Trúc Phương trong các công việc thiện nguyện của bản thân.
“Tôi luôn cố gắng mang đôi giày này để đi đến khắp đất nước Việt Nam. Tôi muốn lan tỏa sự yêu thương đến mọi người. Và cứ mỗi tháng, tôi sẽ có những chuyến đi xa như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum…
Tôi cũng từng đi đến các làng phong ở miền Bắc, hay đi xuống miền Tây để giúp đỡ được nhiều người hơn”.
Món đồ thứ 2 cô mang đến là máy ảnh, gắn với từ khóa “phán xét”. Phương cho hay, máy ảnh dùng để lưu giữ những khoảnh khắc trong hành trình thiện nguyện của mình. Tuy nhiên, không ít lần cô bị “phán xét” khi chia sẻ những hình ảnh lên mạng xã hội.
Nhiều người tỏ thái độ “tiêu cực” với công việc thiện nguyện của Trúc Phương. Có người muốn cô sao kê các khoản tiền dù cô luôn minh bạch.
Hay khi không làm khó được cô trong việc sao kê thì lại chuyển sang quấy phá, công kích gia đình khiến cho Trúc Phương cảm thấy mệt mỏi, từng dừng lại đam mê thiện nguyện một thời gian.
Phương kể, cô làm thiện nguyện vì đam mê. “Vì tôi yêu thích nhìn thấy người khác được hạnh phúc, nhìn thấy mọi người được đối xử tử tế, bình đẳng với nhau. Nhưng tôi nhận lại được không phải là sự tử tế nên tạm dừng cho đến khi mẹ động viên. Và vì quá yêu thiện nguyện mình mình lại tiếp tục”.
Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng, với nhiều người khi họ ghét thì dù làm gì vẫn có thể khiến đối phương ghét. Vì vậy, việc dừng làm những điều vốn dĩ mình thích không thật sự cần thiết, nhất là khi việc mình làm không ảnh hưởng tới ai, và những người tấn công đó vốn vô cớ.
Đáng nói, dù thường xuyên bị công kích vô cớ nhưng Trúc Phương vẫn hết mình trong công tác thiện nguyện. Cách làm của cô cũng khác biệt khi thấy hoàn cảnh nào cần giúp đỡ cô đều tìm hiểu kĩ càng, sau đó kêu gọi quyên góp ở một hạn mức nhất định.
Ngay khi nhận đủ tiền quyên góp, Phương sẽ lập tức đến tận nơi, hỏi xem họ đang cần những gì, điều kiện sống ra sao, đưa họ đi mua đồ dùng mà họ cần… rồi mới trao tiền để họ trang trải.
“Từ những ngày đầu tiên, tôi đã đặt tiêu chí “đủ”, nghĩa là chỉ giúp đủ, cho đủ và quyên góp vừa đủ. Tôi không bao giờ để số tài khoản trên cá nhân và chỉ đến khi cần quyên góp mới kêu gọi. Tôi muốn giúp cho “cần câu” chứ không cho con cá…
Ví dụ, người ta muốn chạy xe ôm thì mua xe cho và một sổ tiết kiệm để có một khoản dư cố định, có xe để làm việc kiếm tiền chứ không bao giờ cho một khoản tiền lớn để họ tiêu xài” – Trúc Phương nêu.